Phủ Giao Châu Nhà Đường Giao_Châu

Năm Vũ Đức thứ 5 (622), Nhà Đường sau khi lên thay nhà Tùy, đã đặt ra tổng quản phủ Giao Châu (Giao Châu tổng quản phủ), quản lãnh 10 châu: Giao Châu, Phong Châu, Ái Châu, Tiên Châu, Diên Châu, Tống Châu, Từ Châu, Hiểm Châu, Đạo Châu, Long Châu[8], bao trùm miền Bắc Việt Nam. Quan đứng đầu phủ Giao Châu là đại tổng quản Khâu Hòa, vốn là thái thú Giao Chỉ.

Năm 679, Giao Châu đô đốc phủ đổi thành An Nam đô hộ phủ, chia làm 12 châu, trong đó có Giao Châu. Giao Châu mới bao gồm 8 huyện: Tống Bình, Long Biên, Chu Diên, Giao Chỉ, Bình Đạo, Vũ Bình, Nam Định, Thái Bình và chỉ là một phần nhỏ của miền Bắc Việt Nam. 11 châu còn lại là: Lục Châu, Phúc Lộc Châu, Phong Châu, Thang Châu, Chi Châu, Võ Nga Châu, Võ An Châu, Ái Châu, Hoan Châu, Diễn Châu, Trường Châu[8]. Quan cai trị An Nam đô hộ phủ gọi là đô hộ.

Thời này xuất hiện nhà sư La Quý là 1 đaị sư nổi tiếng đã trồng cây gạo nối Long Mạch do Cao Biền trấn yểm, từ đó khai sinh ra Lý Công Uẩn (Triều Lý)

Tuy miền Bắc Việt Nam chính thức không còn gọi là Giao Châu nữa (đổi là An Nam, sau lại đổi là Tĩnh Hải), nhưng sử sách Trung Quốc vẫn quen gọi nơi đây là xứ Giao Châu.